truyện đô thị

Tìm hiểu Phá Tam Giang – đầm phá lớn nhất Đông Nam Á

 
“Thương em anh cũng muốn vô – Sợ truông nhà Hồ, sợ phá Tam Giang”. Câu ca xưa như một ám ảnh về phá Tam Giang ở Huế đầy dữ dội, một trong những đầm phá lớn nhất Đông Nam Á. Phá Tam Giang có chiều dài 24km, diện tích 52km2, theo hướng Tây Tây Bắc – Đông Đông Nam từ cửa sông Ô Lâu đến sông Hương, ra cửa biển Thuận An, thuộc địa phận 12 xã của 3 huyện Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên-Huế
 
%C4%91%E1%BA%A7m L%E1%BA%ADp An - Tìm hiểu Phá Tam Giang - đầm phá lớn nhất Đông Nam Á
 
Xuất phát từ cảng biển Thuận An, con thuyền nhỏ như lướt nhẹ trên mặt nước xanh màu ngọc của dòng Ô Lâu để đi dọc theo chiều dài đầm phá. Hơn 15km chạy dọc theo những con sóng, những cánh đồng và những cây cầu, dọc theo con đầm phá đến với làng chái Thái Dương Hạ. Trên phá, bập bềnh vài chiếc thuyền chạy dọc theo những dãy cọc, những hàng rào lưới giăng trên toàn phá như những bàn cờ trận vuông vức. Xa xa là những rừng phi lao chắn sóng cát không ngừng bài hát rì rào trên những tán cao. Chỉ 30 phút sau, thuyền cập bến tại ốc đảo trên phá có làng chài Thái Dương Hạ cổ xưa hàng mấy trăm năm.
Ngay từ đầu bến là một khu chợ khá nhộn nhịp với nhiều hàng hóa không khác gì các khu chợ trong thành phố, song đặc biệt hơn là khi chiều xuống, hoàng hôn tím nhuộm màu trên phá thì chợ thật sự ồn ào bởi các ghe thuyền đánh bắt thủy hải sản trở về, tôm, cá, mực tươi rói được chuyển nhanh từ dưới thuyền lên chợ, rồi lại chuyển từ chợ xuống các thuyền buôn cá tôm khác đi khắp các chợ khác quanh vùng.
Đình làng Thái Dương Hạ là một tổ hợp vừa mang dáng vẻ đình làng truyền thống Việt, vừa mang nét văn hóa đặc trưng trong trang trí đền miếu của vùng đất Thừa Thiên – Huế, khá lộng lẫy, uy nghi, thờ Thành hoàng làng là ông Trương Quý Công (hay Thương Thiều), người Đàng Ngoài, đã có công dạy cho dân làng nghề đánh bắt cá và buôn bán ghe mành. Đình cứ 3 năm tổ chức Lễ hội Cầu ngư rất long trọng vào 12-1 âm lịch. Đây cũng là thời điểm thích hợp nhất để đặt tour du lịch Huế và đến đây tham quan, tìm hiểu về văn hóa lễ hội thú vị này.
Chùa Thái Quốc có kiến trúc nửa xưa nửa hiện đại nhưng uy nghiêm, trầm lặng trong một không gian rợp bóng cây. Đường làng khá khang trang, sạch, được lát bêtông, hai bên nhà cửa xây cất kiên cố, nhiều nhà như một biệt thự nhỏ xinh xắn, trước cửa nhà nào cũng có từ một đến vài trang thờ thờ cúng ông bà. Trong làng có nhiều khu nhà thờ họ rất to, kiến trúc cầu kỳ, giống một ngôi đền lộng lẫy…
Làng Thái Dương Hạ còn làm cho khách tới đây ngạc nhiên khi đứng trước “thành phố lăng”, nơi “cư ngụ” của người cõi âm trong làng, được xây cất như một ngôi biệt thự tí hon, trang trí hoa văn rất đẹp, có “ngôi nhà” còn được thắp đèn điện ngày đêm…Cuộc sống “Dương sao âm vậy” dường như đúng với mảnh đất này.
Nhưng thú vị nhất có lẽ là các dịch vụ trong làng, từ tiệm may quần áo, đại lý bia Huda – Huế, đại lý điện thoại di động của các hãng, cho đến đại lý vé máy bay của cả Việt Nam Airlines, hay dịch vụ lữ hành từ những công ty du lịch …Chẳng thế mà người dân ở đây đều không thích ra thành phố sống bởi ở đây cũng không thiếu thứ gì, kể cả trường học tới trung học cơ sở.