truyện đô thị

Những lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho bà bầu trong suốt thai kỳ

Vào giai đoạn đầu tiên của thai kỳ, cơ thể mẹ có sự thay đổi rất lớn về tâm lý cũng như lượng hormone trong cơ thể làm xuất hiện triệu chứng ốm nghén ở đa số bà bầu. Để vừa cung cấp đủ chất dinh dưỡng giúp cho sự hình thành và phát triển của bé, vừa giúp việc ăn uống của bà bầu trở nên nhẹ nhàng hơn mẹ nên chọn các thực phẩm như: thịt bò, thịt gà, cá, trứng, phô mai cứng, sữa, các loại hạt, rau quả, bánh mỳ, ngũ cốc…

1. Cung cấp thực phẩm phù hợp theo từng giai đoạn

– Ba tháng đầu tiên: Vào giai đoạn đầu tiên của thai kỳ, cơ thể mẹ có sự thay đổi rất lớn về tâm lý cũng như lượng hormone trong cơ thể làm xuất hiện triệu chứng ốm nghén ở đa số mẹ bầu.

Để vừa cung cấp đủ chất dinh dưỡng giúp cho sự hình thành và phát triển của bé, vừa giúp việc ăn uống của mẹ trở nên nhẹ nhàng hơn mẹ nên chọn các thực phẩm như: thịt bò, thịt gà, cá, trứng, phô mai cứng, sữa, các loại hạt, rau quả, bánh mỳ, ngũ cốc… Đây là những thực phẩm dồi dào chất đạm, chất béo, chất sắt, acid folic, canxi và các loại vitamin như A, B, C, D, E…

– Ba tháng giữa: Một số thực phẩm giàu canxi như: trứng, sữa, hải sản, súp lơ, bông cải xanh, kiwi… giúp cho việc hình thành hệ xương và răng của bé trong giai đoạn này.

Bên cạnh đó, các thực phẩm chứa chất béo tự nhiên ít cholesteron như nho khô, hạt hướng dương, hạt bí và trái cây khô cũng giúp cho việc cấu tạo nên màng tế bào, hệ thần kinh, các mô liên kết ở thai nhi và tạo nguồn năng lượng quan trọng cho mẹ tốt hơn.

Thịt, cá, trứng, rau và hoa quả cũng đóng vai trò quan trọng trong giai đoạn này nhằm cung cấp đạm, vitamin và khoáng chất để trẻ được phát triển toàn diện, nâng cao hệ miễn dịch.

chon thuc pham phu hop cho tung giai doan cua thai ky 300x240 - Những lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho bà bầu trong suốt thai kỳ

                                    Chọn thực phẩm phù hợp cho từng giai đoạn của thai kỳ

 

– Ba tháng cuối cùng: Một số thực phẩm có lợi như: cá, thịt gà, sữa, đậu, hạt hướng dương, hạt bí, hạnh nhân…chứa nhiều protein giúp thai nhi hình thành đầy đủ các cơ quan và trở nên cứng cáp hơn.

Lúc này, mẹ cần được cung cấp đầy đủ lượng acid folic để phòng ngừa một số khuyết tật thần kinh bằng cách ăn các loại thực phẩm: thịt bò nạc, các loại rau xanh đậm, đỗ tương, đỗ đỏ, đỗ đen và các loại hoa quả, gan gia súc và gia cầm…

Ngoài ra, ngũ cốc nguyên hạt, rau và trái cây cũng góp phần cung cấp chất đạm, chất béo và vitamin có tác dụng chống lại táo bón, rạn da, thâm nám, mang lại làn da mịn màng, tươi trẻ cho mẹ.

2. Chia ra nhiều bữa

Không chỉ trong giai đoạn ốm nghén mà kể cả trong những giai đoạn khác của thai kỳ, việc ăn uống đối với hầu hết mà bà bầu đều trở thành nỗi ám ảnh. Ngoài nguyên nhân ốm nghén thì một số triệu chứng lúc mang bầu khác như táo bón, đầy hơi, nhức mỏi…cũng làm hạn chế việc ăn uống của chị em.

Do đó, không chỉ chọn các thực phẩm thích hợp mà chị em cũng nên chia ra thành nhiều bữa nhỏ trong ngày để giúp cho việc hấp thụ được dễ dàng hơn, tạo cảm giác thèm ăn và không bị ngán.

 

 

Chia nho bua an trong ngay 300x206 - Những lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho bà bầu trong suốt thai kỳ

                   Chia thành nhiều bữa nhỏ giúp việc ăn uống của mẹ bầu trở nên dễ dàng hơn

 

3. Tuyệt đối nói “Không” với các thực phẩm có hại

Muốn bảo vệ sức khỏe cho mẹ và sự an toàn, phát triển cho bé, mẹ cần nghiêm túc thực hiện theo chế độ dinh dưỡng dành riêng cho bà bầu.

Theo các nhà khoa học, các loại cá chứa nhiều chất có lợi cho trí não của bé như DHA, omega – 3. Tuy nhiên, hàm lượng thủy ngân trong một số loại cá như: cá thu, cá kình, cá kiếm, cá ngừ đóng hộp… cao có thể làm thai nhi chậm phát triển, tổn thương trí não thai nhi.

Ngoài ra, một số trái cây theo đông y có tính nóng, không tốt cho mẹ và bé như: Đu đủ xanh, nhãn, dứa, vải thiều… cũng là những thực phẩm được khuyên mẹ bầu không nên ăn vì có thể gây ra hiện tượng táo bón, sạm da ở mẹ và sảy thai, sinh non.

Hầu hết, các loại trái cây này đều không nên ăn vào 3 tháng đầu và ăn quá nhiều nhưng thỉnh thoảng nếu thèm quá mẹ vẫn có thể ăn một ít vì trong các loại trái cây này cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cơ thể mẹ và thai nhi.

Bên cạnh đó, các loại thực phẩm mẹ cần tuyệt đối nói không bao gồm: thực phẩm tái sống, thực phẩm chiên xào, nướng và các loại chứa chất kích thích (cà phê, thuốc lá, trà, bia rượu, đồ uống có ga…).

4. Tăng cân hợp lý khi mang thai, không ăn kiêng

Theo các bác sĩ, tăng cân lúc mang thai tùy thuộc vào thể trạng của mẹ gầy, trung bình hay thừa cân trước lúc mang thai, mức tăng trung bình của một mẹ bầu tăng là từ 12 – 15kg trong suốt thai kỳ.

tang can hop ly va khong an kieng khi mang thai 300x226 - Những lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho bà bầu trong suốt thai kỳ

                   Tăng cân hợp lý khi mang thai và tuyệt đối không ăn kiêng khi mang thai

 

Tuy nhiên, dù nếu cảm thấy tăng cân quá nhiều trong thai kỳ mẹ cũng không nên áp dụng các chế độ ăn kiêng. Nguyên nhân là do ăn kiêng có thể gây thiếu các chất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi như: protein, sắt, axit folic và một số vitamin và khoáng chất quan trọng khác. Mẹ có thể thay việc ăn kiêng bằng cách xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, tăng cường thêm nhiều rau quả kết hợp với tập luyện đều đặn để có thể kiểm soát được cân nặng mà vẫn đảm bảo cho em bé phát triển bình thường.

Diễm Châu